May mặc ở Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngành may mặc có sự ổn định và phát triển bền vững trong những năm gần đây. Các sản phẩm may mặc của Việt Nam được khách hàng trong nước và thế giới đánh giá rất cao. Bên cạnh đó ngành may mặc tạo cơ hội việc làm cho rất nhiều lao động nước ta. Để hoạt động một cách quy củ và có tổ chức ngành may mặc được quản lý bởi Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Đây chính là một tổ chức về nghề nghiệp phi lợi nhuận của những người, công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực may mặc Việt Nam.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam là gì?
Bất kể một ngành nghề lĩnh vực nào hoạt động muốn phát triển bền vững và ổn định cũng cần có tổ chức, hiệp hội chi phối theo một thể thống nhất. Hiệp hội Dệt may Việt Nam được biết đến với tên gọi tiếng anh là Vietnam Textile and Apparel Association. Hay viết tắt là VITAS đây là một tổ chức phi lợi nhuận của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động dưới lĩnh vực dệt may tại Việt Nam.
Hiệp hội dệt may Việt Nam thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế. Hoạt động trong khuôn khổ của quá trình sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ, dịch vụ trực thuộc chuyên ngành kinh tế- kỹ thuật dệt may ở Việt Nam.
Lịch sử hình thành hiệp hội May mặc Việt Nam
Hiệp hội may mặc Việt Nam ( VITAS) được thành lập vào ngày 16/7/1999. Trải qua quá trình hoạt động và phát triển không ngừng. VITAS đã tham gia tích cực vào các hoạt động may mặc quốc tế và khu vực. Khẳng định vị thế tên tuổi của ngành dệt may Việt Nam trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó sự phối hợp hiệu quả của VITAS với các bộ ngành, tổ chức trong và ngoài nước trong việc thu hút đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đã tạo đà cho sự phát triển ngành may mặc, mở cửa thị trường xuất khẩu. Chống các rào cản thương mại quốc tế, xúc tiến thương mại.
Nhắc đến sự phát triển kinh tế-Xã hội ở Việt Nam không thể bỏ lỡ vai trò quan trọng của VITAS.
Suốt quá trình hoạt động 20 năm VITAS không ngừng lớn mạnh về số hội viên. Hiện tại đã lên tới 1000 Hội viên chính thức và hội viên liên kết. Từ các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân trong và ngoài nước.
Hỗ trợ VITAS hiện nay có 7 Chi hội địa phương. Được phân bổ khắp các vùng miền trên cả nước.
Hiện nay trải qua 6 kỳ Đại hội ở nhiệm kỳ thứ VI năm 2020-2025. Ban chấp hành VITAS có tới 96 Ủy Viên đến từ các doanh nghiệp dệt may cả nước. Họ là những người có tâm huyết, kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may. Và chính họ có vai trò quan trọng cho sự phát triển càng lớn mạnh hơn nữa của VITAS .
Hiện nay trụ sở chính của Hiệp hội dệt may Việt Nam được tọa lạc tại tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, quận Ba Đình, TP.Hà Nội
Tầm quan trọng của ngành Dệt May đối với kinh tế Việt Nam
Không thể phủ nhận tầm quan trọng to lớn của Dệt May đối với kinh tế Việt Nam. Xét theo tháp nhu cầu của Maslow nhu cầu cơ bản của con người là ăn, mặc, ở, đi lại. Không thể phủ nhận rằng may mặc đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người. Chính bởi vậy chúng mang lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Hiệp hội dệt may Việt Nam cùng ngành May mặc giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế
May mặc tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển. Từ nông nghiệp- công nghiệp cho tới dịch vụ.
Ngành may mặc tạo ra sự gắn kết tổng thể trong chuỗi kinh tế ở Việt Nam. Điển hình như số lượng doanh nghiệp phát triển, đơn hàng may mặc nhiều. Các xưởng may theo yêu cầu, gia công theo yêu cầu cùng ngày càng tăng. Kéo theo các ngành nông nghiệp từ trồng bông, trồng đay, nuôi tằm… Các ngành nghề sản xuất phụ liệu cũng phát triển. Nhu cầu về máy móc, thiết bị phục vụ cho may mặc cũng phát triển theo. Ngoài ra dịch vụ từ logistic, marketing cũng có cơ hội đi lên… Bởi vậy may mặc tạo ra thế mạnh kinh tế xã hội và góp phần vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Hiệp hội dệt may Việt Nam và ngành dệt may giải quyết vấn đề lao động thất nghiệp
Một xã hội mà tỷ lệ thất nghiệp cao kéo theo đó là các tệ nạn xã hội, nghèo đói. Dệt may Việt Nam góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp. Không thể phủ nhận điều này bởi đặc thù của ngành may mặc không đòi hỏi trình độ cao. Số lượng lao động yêu cầu cho ngành dệt may luôn lớn.
Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp chính là cách giảm gánh nặng kinh tế cho nhà nước. Từ vấn đề an sinh xã hội đến giảm tệ nạn xã hội. Từ đó ổn định đời sống, cải thiện an ninh trật từ và nâng cao mức sống của người dân.
Hiệp hội dệt may Việt Nam và ngành dệt may luôn được chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao về công tác giải quyết vấn đề lao động tại Việt Nam
Mang về nguồn thu ngoại tệ- thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Trước xu thế của tự do thương mại, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam là một quốc gia đang trên đà lớn mạnh về kinh tế. Hiệp hội dệt may Việt Nam nói riêng và may mặc Việt Nam nói chung tạo nguồn thu ngoại tệ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tạo đà cho sự hội nhập, tăng trưởng kinh tế đối ngoại. Đặc biệt mở rộng thương mại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Những thách thức của ngành Dệt May trong tương lai
Trong những năm vừa qua ngành Dệt May vừa trải qua nhiều thách thức từ đại dịch Covid19. Điển hình như sự đóng cửa giao thương, cắt giảm dây chuyền sản xuất. Vậy trong tương lai ngành Dệt may và hiệp hội dệt may Việt Nam có thể chịu những thách thức gì trước cuộc cách mạng 4.0 đã và đang diễn ra:
Tự động hóa quy trình sản xuất
Công nghệ 4.0, tự động hóa trong quy trình sản xuất như kết nối của Internet, điện toán đám mây, công nghệ sản xuất in 3D…sẽ dần thay thế người lao động trong chuỗi sản xuất các sản phẩm dệt may. Do vậy đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp cần bắt kịp thời thế. Phải đầu tư trang thiết bị, công nghệ ứng dụng vào sản xuất.
Xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm xanh
Ngoài ra xu thế ưu tiên sử dụng sản phẩm xanh, vật liệu nano, vật liệu tự nhiên ngày càng phổ biến trên thế giới. Do đó, công nghệ sản xuất của ngành sợi, dệt, nhuộm phải đáp ứng xu thế này thì mới đáp ứng đơn hàng quốc tế. Ngoài ra, xu thế sử dụng thiết bị dệt may được số hóa, tự động hóa. Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, nhuộm và may cơ bản (nhà máy thông minh, in 3D)… Tất cả sẽ phải theo xu thế này để đảm bảo sự kết nối minh bạch trong chuỗi cung ứng.
Quy mô doanh nghiệp
Thống kê từ hiệp hội dệt may Việt Nam và các trang báo chính thống hiện nay cho thấy có tới 70% doanh nghiệp trong ngành dệt may có quy mô nhỏ và trung bình trong ngành. Điều đó sẽ khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ. Ngoại trừ các doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ chiếm tới 30%.
Thách thức về nguồn nhân lực trong ngành dệt may và hiệp hội dệt may Việt Nam
Nhân lực là nòng cốt của sản xuất. Tuy vậy trình độ nhân sự của các doanh nghiệp dệt may đa phần còn thấp. Và chủ yếu là lực lượng lao động có trình độ phổ thông. Xu thế toàn cầu hoá trên nền tảng công nghệ tự động. Từ quy trình sản xuất, kênh thương mại điện tử xúc tiến sản phẩm sẽ là thách thức đối với ngành dệt may trước việc đào tạo nhân lực, tuyển chọn nhân sự và sắp xếp phân bổ công việc.
Tổng kết
Hiệp Hội Dệt May Việt Nam một trong những tổ chức hàng đầu mang lại sự phát triển và tên tuổi của ngành may mặc Việt Nam đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Hy vọng rằng chia sẻ từ MoonFashion giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích trong lĩnh vực dệt may. Đặt hàng may tại xưởng theo yêu cầu với số lượng lớn, chất lượng hàng đầu liên hệ ngay MoonFashion bạn nhé.